dị tật, hồ sơ, Hướng dẫn, làm, sàng lọc, trước sinh, viết, xét nghiệm, Hướng dẫn làm hồ sơ xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh, xét nghiệm y học, tuyenlab.com
Chào bạn đọc. Hiện nay nhu cầu các thai phụ làm xét nghiệm sàng lọc dị tât trước sinh là rất lớn vì vậy có rất nhiều cơ sở triển khai thực hiện xét nghiệm này. Tuy nhiên không giống như các xét nghiệm thông thường khác chỉ cần có chỉ định rồi lấy bệnh phẩm là có thể làm được. Với xét nghiệm sàng lọc dị tật này thai phụ cần phải điền đầy đủ các thông tin trong một tờ phiếu gọi là Hồ sơ thai phụ xét nghiệm sàng lọc. Hồ sơ này rất quan trọng vì các thông tin trong hồ sơ sẽ được dùng để nhập vào trong phần mềm tính toán nguy cơ cùng vơí kết quả xét nghiệm. Việc điền các thông tin trong hồ sơ này phần lớn do thai phụ tự điền vì vậy khó tránh khỏi thiếu sót, hơn nữa không phải nhân viên xét nghiệm nào cũng được đào tạo để hướng dẫn thai phụ điền thông tin cho đúng. Vì vậy hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách điền các thông tin trong phiếu Hồ sơ thai phụ xét nghiệm sàng lọc một cách chính xác nhất.
Các bạn hãy nhìn vào một mẫu phiếu hồ sơ. Mình sẽ hướng dẫn điền từng mục một.
I. Phần thông tin của thai phụ:
1. Họ và tên: Họ tên của thai phụ đi làm xét nghiệm.
2. Ngày/tháng/năm sinh: Cái này phải điền đầy đủ cả ngày, tháng và năm sinh. Vì phần mềm sẽ tính tuổi của thai phụ theo từng ngày. Rất nhiều thai phụ chỉ điền năm sinh, khi đó sẽ không nhập được vào trong phần mềm.
3. Dân tộc: ghi rõ dân tộc, và nếu là người nước ngoài thì cũng cần ghi rõ là người nước nào? Vì phần mềm có có phải nhập phần này.
4. Địa chỉ: Địa chỉ của thai phụ.
5. Nghề nghiệp: Ghi rõ để phục vụ trong công tác tư vấn.
6. Số điện thoại: Để liên lạc với thai phụ trong trường hợp cần xác nhận lại các thông tin.
7. Cân nặng: Phải có, phần mềm sẽ cần đến thông tin này.
8. Chiều cao: Có thể không cần.
9. Bệnh trong quá trình mang thai: Cần ghi rõ từ lúc mang thai tới nay thai phụ có bị bênh gì không như bị cúm, nhiễm virus…
10. Thuốc, vitamin sử dụng trong quá trình mang thai: Phục vụ cho công tác tư vấn và thống kê.
11. Bệnh tiểu đường: Có bị tiểu đường hay không? Thông tin bắt buộc.
12. Bệnh viêm gan, ung thư gan: Có bị mắc các bệnh viêm gan hay ung thư gan hay không?
13. Hút thuốc: Có hút thuốc hay không? Thông tin bắt buộc.
14. Tổng số lần có thai:
15. Số lần sẩy (năm):
16. Thai lưu (năm):
17. Nạo hút kế hoạch:
18. Chửa trứng (năm):
19. Đình chỉ thai bất thường:
20. Đã có mấy con:
21. Tình trạng sức khỏe các con:
Các thông tin từ mục 14 – 21 chỉ để dùng trong tư vấn.
22. Ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng (theo lịch dương):
23. Vòng kinh (bao nhiêu ngày):
24. Vòng kinh có đều :
Đây là các thông tin quan trọng để tính tuổi của thai. Tuy nhiên không phải thai phụ nào cũng nhớ ngày kinh của mình hoặc ngày kinh của thai phụ không đều thì ta cũng không thể dựa vào thông tin này được.
25. Ngày siêu âm thai : Ghi rõ ngày siêu âm gần đây nhất, có thể lấy kết quả siêu âm ở khoảng tuần thai 12 là tốt nhất.
26. Tuần thai tương ứng : Ghi rõ tuần thai tương ứng tính đến ngày thai (ví dụ 12 tuần 4 ngày hoặc 17 tuần 0 ngày…)
27. Số lượng thai : Ghi rõ, là thông tin bắt buộc.
28. Chiều dài đầu mông (CRL): Bắt buộc với xét nghiệm Double test (với Triple test thì không cần). Đây là thông tin rất quan trọng để tính tuổi của thai một cách chính xác và kết hợp được với khoảng sáng sau gáy để xác định nguy cơ.
29. Khoảng sáng sau gáy (NT): Hay độ mờ da gáy và kết hợp với chiều dài đầu mông, kết quả xét nghiệm để xác định tốt nhất nguy cơ hội chứng Down.
30. Bác sĩ siêu âm : Các bác sĩ này phải được cấp chứng chỉ về siêu âm thai qua một bài thi để đảm bảo đọc đúng được các thông tin.
31. Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Áp dụng cho xét nghiệm Triple test, đây là thông tin rất tốt để xác định tuổi thai trong quý thứ 2.
32. Phương pháp thụ thai : Tự nhiên, Bơm tinh trùng (IUI) hay chuyển phôi (IVF).
II.Các thông tin của chồng :
Chỉ để tư vấn và thống kê y học.
III. Các thông tin của gia đình:
Cũng chỉ dùng trong tư vấn và thống kê y học
Thông tin cuối cùng cần điền chính xác đó chính là ngày lấy máu. Các bộ xét nghiệm lấy máu có nhiệm vụ soát hồ sơ và điền ngày lấy máu vì sẽ liên quan đến tính tuổi thai.
Trên đây mình đã hướng dẫn điền các thông tin trong Hồ sơ thai phụ xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh. Tóm lại các thông tin cần phải có và chính xác đó là:
- Họ và tên.
- Ngày/tháng/năm sinh.
- Số điện thoại.
- Cân nặng.
- Bệnh tiểu đường.
- Hút thuốc.
- Ngày đầu tiên của lần có kinh cuối cùng.
- Vòng kinh (bao nhiêu ngày).
- Có đều hay không.
- Ngày siêu âm thai.
- Tuần thai tương ứng.
- Số lượng thai.
- Chiều dài đầu mông (CRL) và khoảng sáng sau gáy (NT) với xét nghiệm Double test.
- Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): Áp dụng cho xét nghiệm Triple test.
- Phương pháp thụ thai.
- Ngày lấy máu.
Hy vọng qua bài viết các thai phụ nếu có đi làm xét nghiệm hoặc cán bộ xét nghiệm có hướng dẫn cho thai phụ biết cách điền các thông tin chính xác nhất để tăng độ chính xác cho kết quả xét nghiệm.
Cảm ơn các bạn đã quan tâm bài viết, mọi phản hồi xin vui lòng gửi tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với mình để được hỗ trợ.
Vui lòng ghi rõ nguồn tuyenlab.com khi bạn đăng lại thông tin từ bài viết này.
COMMENTS