dị tật, Hướng dẫn, nguy cơ, phần mềm, Prisca, sàng lọc dị tật, sử dụng, thai nhi, tính toán, trước sinh, Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật, tuyenlab.com, xét nghiệm y học
Hôm trước mình đã hướng dẫn các bạn cách làm hồ sơ thai phụ xét nghiệm sàng lọc. Sau khi có hồ sơ chúng ta sẽ tiến hành xét nghiệm trên mẫu máu của thai phụ. Sau khi có kết quả định lượng ta sẽ nhập kết quả cùng các thông tin trong hồ sơ thai phụ vào phần mềm để tính toán xác định nguy cơ dị tật cho thai nhi. Hiện nay có rất nhiều hãng cung cấp các phần mềm để đánh giá nguy cơ dị tật nhưng một trong những phần mềm tốt nhất được các chuyên gia đánh giá rất cao và sử dụng rộng rãi đó chính là phần mềm PRISCA của hãng Siemens. Hôm nay mình sẽ hướng dẫn các bạn cách nhập các thông tin vào phần mềm Prisca để tính toán các nguy cơ dị tật cho thai nhi.
Hiện nay phiên bản mới nhất là Prisca 5.0. Mình sẽ hướng dẫn trên phiên bản này. Đĩa cài đặt thường được bán kèm máy miễn dịch của Siemens hoặc bạn có thể mua riêng. Việc cài đặt khá đơn giản, sau khi cài bạn sẽ có 30 ngày dùng thử, hết thời gian này bạn phải mua Key bản quyền. Key này cũng khá mắc đó. Sau khi cài đặt và kích hoạt bản quyền xong bạn có thể chạy phần mềm, phần mềm sẽ yêu cầu tài khoản và mật khẩu đăng nhập. Mặc định tài khoản và mật khẩu sẽ là “User”. Sau khi đăng nhập các bạn sẽ thấy giao diện phần mềm như sau:
Tab List: Danh sách bệnh nhân đã nhập
Tab Patient: Nơi nhập thông tin của bệnh nhân.
Tab Dentails: Cung cấp các thông tin bổ sung.
Ở đây ta sẽ quan tâm đến Tab Patient. Mình sẽ hướng dẫn nhập các thông tin trong Tab Patient. Ta sẽ đi từng mục một :
Đầu tiên là cột ngoài cùng bên trái :
Last name : Tên của thai phụ ( ví dụ thai phụ tên Vũ Thị Hương thì ta sẽ nhập vào đây là Huong, lưu ý là gõ không dấu nhé)
First name : Họ và tên đệm của thai phụ (ví dụ Vũ Thị Hương ta sẽ nhập là Vu Thi)
Patient ID : mã ID của thai phụ, tùy bạn quy định sao cho dễ quản lý nhất.
Sample ID : Mã bệnh phẩm (thường là mã code của bệnh phẩm nếu bạn dùng mã code).
Physician : Bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm.
Date của birth : Ngày sinh của thai phụ, nhập 2 chữ số cuối, ví dụ thai phụ sinh ngày 15 tháng 2 năm 1993 thì sẽ nhập là 15/02/93.
Age : Sau khi nhập ngày sinh phần mềm tự tính tuổi của thai phụ đến sau dấu phẩy 1 chữ số.
Weight: Trọng lượng của thai phụ hiện tại.
Smoking : Có hút thuốc hay không? Chọn Yes hoặc No.
Diabetes: Có bị tiểu đường hay không? Chọn Yes hoặc No..
Ethnic origin: Chủng tộc: Người châu Á? Châu Âu? Châu Mỹ…
IVF pregnancy: Có chuyển phôi hay không? Chọn Yes hoặc No.
Sonographer: Bác sĩ siêu âm.
Number của fetuses : Số lượng thai
CRL: Chiều dài đầu mông
Date: Ngày siêu âm
Gestation age: Tuổi thai (phần mềm tự tính, dựa vào chiều dài đầu mông, ngày siêu âm và ngày lấy máu)
Các mục CRL, date này bạn có thể chưa cần nhập vội, ta sẽ chọn nhập sau.
Date của sampling: Ngày lấy máu
Gestation age on the date của sampling: Tuổi của thai nhi. Có nhiều cách để tính tuổi thai, đây sẽ là mục cho phép ta tính tuổi thai theo nhiều cách khác nhau. Bạn phải chọn tuổi thai chính xác nhất.
Bạn bấm vào biểu tượng ô vuông nhỏ bên cạnh mục này sẽ xuất hiện bảng sau:
Bảng này sẽ có nhiều cách để tính tuần thai. Mình sẽ hướng dẫn các cách sau:
Dựa vào chiều dài đầu mông: tốt nhất để áp dụng cho Double test (tuần thai 11-14)
CRL Robinson: Chiều dài đầu mông mà bác sĩ siêu âm đo được (Giá trị chấp nhận từ 38-83mm)
CRL date: Ngày siêu âm đo chiều dài đầu mông.
Sau khi nhập xong bạn bấm vào biểu tượng máy tính nhỏ, phần mềm sẽ tính toán tuần thai tương ứng.
Dựa vào đường kính lưỡng đỉnh:
BPD hadlock: Đường kính lưỡng đỉnh, tính bằng mm, áp dụng cho xét nghiệm Triplte test (Tuần thai 15-22).
BPD date: Ngày siêu âm đo ường kính lưỡng đỉnh. Sau khi nhập xong bạn bấm vào biểu tượng máy tính nhỏ, phần mềm sẽ tính toán tuần thai tương ứng.
Dựa vào kết qủa siêu âm:
Ultrasound date: Nhập ngày siêu âm và tuần thai tương ứng trên phiếu siêu âm (Ví dụ 12 tuần 5 ngày hoặc 18 tuần 0 ngày). Sau khi nhập xong bạn bấm vào biểu tượng máy tính nhỏ, phần mềm sẽ tính toán tuần thai tương ứng.
Sample date: Ngày lấy máu (phần này bạn đã nhập từ bên ngoài)
Delivery date: Ngày dự kiến sinh. Sau khi nhập xong bạn bấm vào biểu tượng máy tính nhỏ, phần mềm sẽ tính toán tuần thai tương ứng.
Date của Conception: Ngày kết hợp giữa trứng và tinh trùng, có thể nhập ngày quan hệ hoặc ngày bơm tinh trùng (nếu có hoặc biết rõ). Sau khi nhập xong bạn bấm vào biểu tượng máy tính nhỏ, phần mềm sẽ tính toán tuần thai tương ứng.
Last menstrual Period: Ngày đầu tiên thấy kinh của chu kỳ kinh cuối cùng. Cycle length: Vòng kinh bao nhiêu ngày. Sau khi nhập xong bạn bấm vào biểu tượng máy tính nhỏ, phần mềm sẽ tính toán tuần thai tương ứng.
Bây giờ bạn sẽ chọn một trong các thông tin này để lựa chọn tuần thai chính xác nhất. Theo kinh nghiệm của mình thì thứ tự ưu tiên các bạn nên lấy sẽ là
- Theo chiều dài đầu mông (áp dụng cho Double test) hoặc đường kính lưỡng đỉnh (áp dụng cho Triplte test).
- Date của Conception: (nếu có)
- Last menstrual Period nếu thai phụ nhớ và vòng kinh đều.
- Ultrasound date và Delivery date.
Bây giờ bạn hãy nhập kết quả định lượng các hormon trong máu mẹ mà bạn đã đo.
Nếu là Double test bạn sẽ nhập kết quả định lượng vào 2 ô là Free B. hCG và PAPP-A.
Nếu là Triple test bạn nhập các kết quả định lượng vào 3 ô là AFP, HCG, uE3, ngoài ra có thể nhập thêm Inhibin-A nếu bạn có định lượng hormone này.
Lưu ý đơn vị tính phải trùng giữa kết quả định lượng trên máy miễn dịch và đơn vị tính của phần mềm.
Lúc này bạn nhìn sang cột thứ 3 từ trái sang sẽ thấy phần mềm đã tính toán ra các nguy cơ. Màu xanh là nguy cơ thấp, màu đỏ là nguy cơ cao. Cách đọc và kết quả và tư vấn mình sẽ giới thiệu trong bài sau. Bạn chọn Report để xuất kết quả.
Trên đây mình đã hướng dẫn các bạn cách nhập các thông tin vào trong phần mềm PRISCA. Mọi khó khăn vướng mắc có thể phản hồi tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với mình để được hỗ trợ.
Vui lòng ghi rõ nguồn tuyenlab.com khi bạn đăng tải lại thông tin bài viết này.
COMMENTS