dị tật, Hướng dẫn, kết quả, sàng lọc, trả, tư vấn, xét nghiệm,Hướng dẫn trả và tư vấn kết quả xét nghiệm sàng lọc dị tật, xét nghiệm y học, tuyenlab.com
Bạn đọc thân mến. Trong bài viết trước về Hướng dẫn sử dụng phần mềm Prisca để tính toán nguy cơ dị tật , sau khi tính toán chúng ta đã có được kết quả xét nghiệm, hôm nay mình sẽ hướng dẫn tiếp các bạn cách trả kết quả xét nghiệm này và tư vấn cho thai phụ về kết quả xét nghiệm sàng lọc này.
Trong phần này mình sẽ nói về 2 vấn đề chính:
1. Viết phiếu trả kết quả cho thai phụ
2. Tư vấn kết quả cho thai phụ.
Bây giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé!
1. Viết phiếu trả kết quả:
1.1. Trả kết quả sàng lọc Double test:
Các bạn hãy nhìn vào một mẫu phiếu trả kết quả của mình:
Trên phiếu này chúng ta cần điền các thông tin sau:
1. Họ tên thai phụ:
2. Tuổi của thai phụ: Tuổi này tính theo phần mềm, lấy đến sau dấu phẩy 1 chữ số
3. Địa chỉ:
4. Tuổi thai: Đây là tuổi thai mà các bạn đã lựa chọn trong phần tính toán số liệu ở bài viết trước. Bạn nên ghi rõ phương thức bạn lấy tuổi thai như theo chiều dài đầu mông, hay theo vòng kinh, hay theo siêu âm...
5. Ngày xét nghiệm: Là ngày lấy máu để xét nghiệm. Có thể trùng hoặc không trùng với ngày phân tích trên máy.
6. Kết quả định lượng PAPP-A: Ghi kết quả định lượng và hệ số Corr.MoM ( hệ số hiệu chỉnh mà phần mềm đã tính ra)
7. Kết quả định lượng Free β hCG: Ghi kết quả định lượng và hệ số Corr.MoM ( hệ số hiệu chỉnh mà phần mềm đã tính ra).
8. Độ mờ da gáy hay khoảng sáng sau gáy (nếu có) do bác sĩ siêu âm đo.
9. Nguy cơ hội chứng Down: Ngưỡng của nguy cơ là 1/250. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (Kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
10. Nguy cơ hội chứng Down theo tuổi mẹ: Ngưỡng của nguy cơ là 1/250. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
11. Hội chứng Trisomy 13/18. Ngưỡng của nguy cơ là 1/100. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
12. Kết luận: Nếu nguy cơ thấp thì bạn ghi là nguy cơ thấp, nếu nguy cơ cao với hội chứng gì thì bạn ghi rõ và hướng dẫn bệnh nhân khám thêm chuyên khoa sản để tư vấn chọc ối.
1.2. Trả kết quả xét nghiệm Triple test:
Bạn nhìn vào mẫu phiếu của mình nhé:
Trên phiếu này chúng ta cần điền các thông tin sau:
1. Họ tên thai phụ:
2. Tuổi của thai phụ: Tuổi này tính theo phần mềm, lấy đến sau dấu phẩy 1 chữ số
3. Địa chỉ:
4. Tuổi thai: Đây là tuổi thai mà các bạn đã lựa chọn trong phần tính toán số liệu ở bài viết trước. Bạn nên ghi rõ phương thức bạn lấy tuổi thai như theo đường kính lưỡng đỉnh, hay theo vòng kinh, hay theo siêu âm...
5. Ngày xét nghiệm: Là ngày lấy máu để xét nghiệm. Có thể trùng hoặc không trùng với ngày phân tích trên máy.
6. Kết quả định lượng AFP: Ghi kết quả định lượng và hệ số Corr.MoM ( hệ số hiệu chỉnh mà phần mềm đã tính ra)
7. Kết quả định lượng hCG: Ghi kết quả định lượng và hệ số Corr.MoM ( hệ số hiệu chỉnh mà phần mềm đã tính ra).
8. Kết quả định lượng uE3: Ghi kết quả định lượng và hệ số Corr.MoM ( hệ số hiệu chỉnh mà phần mềm đã tính ra).
9. Nguy cơ hội chứng Down: Ngưỡng của nguy cơ là 1/250. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (Kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
10. Nguy cơ hội chứng Down theo tuổi mẹ: Ngưỡng của nguy cơ là 1/250. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
11. Dị tật ống thần kinh: Ngưỡng của nguy cơ là 1/75. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (Kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
12. Hội chứng Trisomy 18. Ngưỡng của nguy cơ là 1/100. Bạn ghi kết quả của bệnh nhân vào ô bên cạnh (kết quả này do phần mềm tính toán ra). Ngoài ra bạn cũng nên ghi thêm ô giải thích cho bệnh nhân hiểu (như ví dụ trên của mình).
13. Kết luận: Nếu nguy cơ thấp thì bạn ghi là thai nhi có nguy cơ thấp nguy cơ thấp, nếu nguy cơ cao với hội chứng gì thì bạn ghi rõ và hướng dẫn bệnh nhân khám thêm chuyên khoa sản để tư vấn chọc ối.
2. Tư vấn kết quả:
Việc tư vấn kết quả thường phải do bác sĩ sản khoa đã được đào tạo về sàng lọc dị tật tư vấn. Tuy nhiên trong khuôn khổ bài này mình sẽ nói qua về cách tư vấn để nếu bệnh nhân có hỏi các bạn cũng có thể trả lời được phần nào.
Việc tư vấn kết quả thường phải kết hợp kết quả xét nghiệm với nhiều yếu tố khác như kết quả siêu âm thai, tiền sử bản thân, tiền sử gia đình... mã mình đã nói trong bài Hướng dẫn làm hồ sơ xét nghiệm sàng lọc dị tật trước sinh.
Việc tư vấn các nguy cơ dị tật gồm các nội dung chính sau:
- Bạn phải giải thích rõ là kết quả xét nghiệm chỉ mang ý nghĩa xác định nguy cơ thai nhi bị các dị tật này là cao hay thấp chứ không khẳng định thai nhị bị dị tật hay không dị tật. Muốn chắc chắn phải thực hiện chọc ối làm xét nghiệm nhiễm sắc thể.
- Nguy cơ hội chứng Down: Do bất thường NST số 21 gây ra trẻ phát triển chậm trí tuệ... Ngưỡng của nguy cơ là 1/250. Nếu kết quả xét nghiệm trả có mẫu số >250 là nguy cơ thấp, ngược lại mẫu số < 250 là nguy cơ cao.
- Nguy cơ hội chứng Down theo tuổi mẹ: Tuổi mẹ càng cao thì nguy cơ sinh con Down càng lớn, Ngưỡng của nguy cơ là 1/250. Nếu kết quả xét nghiêm trả có mẫu số >250 là nguy cơ thấp, ngược lại mẫu số < 250 là nguy cơ cao.
- Dị tật ống thần kinh: Là các bất thường về não và tủy sống như Não nhỏ, thai vô sọ, nứt đốt sống, giãn não thất, não úng thủy... Ngưỡng của nguy cơ là 1/75. Nếu kết quả xét nghiêm trả có mẫu số >75 là nguy cơ thấp, ngược lại mẫu số < 75 là nguy cơ cao.
- Hội chứng Trisomy 13: Do bất thường nhiễm sắc thể số 13 gây ra các dị tật ở đầu mặt, tay chân, tiêu hóa, tiết niệu...Ngưỡng của nguy cơ là 1/100. Nếu kết quả xét nghiêm trả có mẫu số >100 là nguy cơ thấp, ngược lại mẫu số < 100 là nguy cơ cao.
- Hội chứng Trisomy 18: Do bất thường nhiễm sắc thể số 18 gây ra các dị tật ở tay chân, tim mạch, tiêu hóa, tiết niệu...Ngưỡng của nguy cơ là 1/100. Nếu kết quả xét nghiêm trả có mẫu số >100 là nguy cơ thấp, ngược lại mẫu số < 100 là nguy cơ cao.
- Nếu nguy cơ thấp thì chỉ cần khuyên bệnh nhân khám định kỳ bằng siêu âm. Nếu nguy cơ cao khuyên bệnh nhân tiến hành chọc ối tai các cơ sở y tế lớn có đủ khả năng chọc ối và làm xét nghiệm nhiễm sắc thể.
Vui lòng ghi rõ nguồn tuyenlab.com khi bạn đăng tải lại thông tin từ bài viết này.
COMMENTS